Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống kinh doanh tốt, trách nhiệm xã hội là một trong những điều kiện tiên quyết mà doanh nghiệp cần phải có khi hướng tới sự phát triển bền vững. Chính vì lí do đó, việc áp dụng các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội đang là xu hướng xuất hiện ngày một nhiều ở các doanh nghiệp, trong đó phổ biến nhất là bộ tiêu chuẩn chứng nhận BSCI.

- Lợi ích mà BSCI mang lại cho doanh nghiệp là gì?
Theo thống kê gần đây, trên thế giới đang có hơn 1700 doanh nghiệp và các tổ chức đã có chứng nhận BSCI bao gồm các nhà bán lẻ, nhà nhập khẩu và các công ty có thương hiệu quốc tế hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với việc Việt Nam sắp gia nhập TPP thì việc tham gia chứng nhận tiêu chuẩn BSCI cho các doanh nghiệp Việt ngày càng cần thiết hơn bao giờ hết. Các lợi ích khi tổ chức, doanh nghiệp chứng nhận tiêu chuẩn BSCI mang lại là vô cùng nhiều, trong đó có một số các lợi ích như sau:
- Giúp tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận
- Cam kết được các sản phẩm được tạo ra không từ những lao động bị áp bức, cưỡng bức trẻ em
- Nâng cao thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh, dễ dàng xuất khẩu cho các nước trong khối châu Âu, Châu Mỹ
- Giúp các doanh nghiệp, tổ chức nâng cao năng suất lao động
- Các hoạt động được hoạt động có tính hệ thống, tạo môi trường đoàn kết, môi trường làm việc thoải mái
- Giải phóng được công việc mang tính chất tập trung sự vụ của lãnh đạo. Giúp lãnh đạo có nhiều thời gian tập trung vào thực hiện chiến lược mang tầm vĩ mô hơn.
Quy trình triển khai tiêu chuẩn
1. Trách nhiệm của ban quản lý
- Thông báo cho các nhà cung ứng về nội dung của bộ quy tắc ứng xử BSCI
- Thành lập một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của công ty để phụ trách các vấn đề liên quan đến bộ quy tắc ứng xử BSCI
- Bổ nhiệm một hoặc nhiều nhân viên trong ban quản lý để phụ trách triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử BSCI
- Kiểm tra, giám sát sự tuân thủ bộ quy tắc ứng xử BSCI của công ty và triển khai thực hiện các thay đổi cần thiết tại các đơn vị, cơ sở sản xuất của công ty.
2. Ý thức người lao động:
- Tuyên bố sự ủng hộ của ban quản lý đối với các nguyên tắc quy định trong bộ quy tắc ứng xử BSCI với toàn thể người lao động và hướng dẫn cho người lao động của mình và của các nhà thầu phụ về nội dung của bộ quy tắc ứng xử BSCI. Công ty phải dịch toàn bộ bộ quy tắc ứng xử BSCI và treo/ dán tại những nơi nổi bật trong nhà máy. Người lao động cũng phải được phổ biến bằng lời về các thông tin liên quan đến bộ quy tắc ứng xử BSCI bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được.
- Đào tạo, huấn luyện người lao động thường xuyên về an toàn trong môi trường làm việc và về tác động của các hoạt động của họ đối với xã hội và môi trường.
3. Lưu trữ hồ sơ:
- Lưu trữ hồ sơ về tên tuổi, thời gian làm việc và lương bổng chi trả cho toàn bộ người lao động và đảm bảo các hồ sơ, giấy tờ này luôn sẵn có để trình cho các chuyên gia kiểm tra của BSCI khi họ yêu cầu.
- Lập hồ sơ, lưu trữ về các vị trí hay khu vực có nguyên vật liệu nguy hiểm, hóa chất độc hại và các mối nguy tiềm ẩn khác
- Kiểm tra, giám sát và bảo dưỡng các thiết bị bảo hộ an toàn của máy móc và nguyên vật liệu.
- Cập nhật tài liệu, hồ sơ về các yêu cầu và luật định liên quan.
4. Khiếu nại và hành động khắc phục:
- Bổ nhiệm một nhân viên phụ trách xử lý các đơn thư khiếu nại các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn BSCI
- Lập hồ sơ và tiến hành điều tra nội dung các đơn thư khiếu nại do người lao động hoặc do bên thứ 3 gửi liên quan đến BSCI và sau khi điều tra cần phải thông tin lại bản chất của vấn đề có thật hay không và các biện pháp khắc phục cần thiết để giải quyết vấn đề đó.
- Tạo điều kiện và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết.
- Không sa thải hay áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật khác chống lại người lao động đã có hành động cung cấp thông tin liên quan đến việc tuân thủ quy tắc ứng xử BSCI
5. Các nhà cung ứng và thầu phụ:
- Xem xét các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội và tuân thủ bộ quy tắc ứng xử BSCI như một điều kiện cần để ký kết hợp đồng với nhà cung ứng.
- Yêu cầu các nhà cung ứng báo cáo thường xuyên về việc tiến hành triển khai bộ quy tắc ứng xử BSCI
6. Kiểm tra, giám sát:
- Cung cấp cho các thành viên của BSCI tất cả những thông tin liên quan đến hoạt động và tất cả các địa điểm sản xuất của họ
- Cho phép các đợt kiểm tra tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất hàng hóa của họ và tất cả các nhà thầu phụ vào bất kỳ thời điểm nào dù có báo trước hay không báo trước – được tiến hành bởi tổ chức đại diện cho các thành viên của BSCI.
SPS CERT cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hỗ trợ tận tâm và nỗ lực vì sự phát triển Bền vững & Thịnh vượng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó SPS có Tích hợp đa dạng dịch vụ nhằm giảm Chi phí & tăng tiện ích. Chuyên gia + 5 năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi tin tưởng sẽ trở thành người đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp bạn.
- Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- EmaiL: sales@sps.org.vn
- Hotline: 0969.555.610
- website: https://sps.org.vn/gioi-thieu.html
- Maps: https://goo.gl/maps/1vBeG6HCYtAGuvNq8